Bệnh chảy máu chân răng ở phụ nữ khi mang thai rất phổ biến hiện nay. Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nếu không khắc phục sớm, ít nhiều vẫn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, gây trở ngại cho mẹ bầu trong quá tình ăn uống đủ chất để nuôi thai nhi. Vậy, nguyên nhân gây chảy máu và cách khắc phục là gì?

Nhiều người cho rằng, việc mang thai không gây ra các vấn đề răng miệng nhưng trên thực tế, phụ nữ mang thai dễ bị chảy máu chân răng hơn. Nguyên nhân do nhiều thay đổi của cơ thể mẹ trong thai kỳ nhằm phù hợp với việc mang thai và nuôi dưỡng thai.

Bệnh chảy máu chân răng ở phụ nữ khi mang thai-1

Nguyên nhân chảy máu chân răng khi mang thai

Phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi trong cơ thể và đây là nguyên nhân khiến họ dễ bị chảy máu chân răng hơn. Cụ thể, nguyên nhân bệnh chảy máu chân răng ở phụ nữ khi mang thai phổ biến là do:

- Thay đổi lượng canxi: Phụ nữ mang thai có nhu cầu canxi rất cao để nuôi dưỡng thai nhi trong giai đoạn phát triển. Nhưng ở nhiều phụ nữ, dù tăng cường bổ sung canxi nhưng cung cấp cho thai nhi nên mẹ rất dễ bị thiếu canxi. Lúc này, hệ xương và răng trở nên xốp hơn, dễ bị sâu răng và chảy máu. 

- Thay đổi hormone: Khi mang thai, nồng độ progesteron tăng khiến vi khuẩn gây viêm nướu phát triển nhanh chóng. Đồng thời, lượng hormone tăng cũng làm mô nướu nhạy cảm hơn, gây phản ứng quá mức với mảng bám. Nếu trước đó đã bị viêm nướu, viêm nha chu thì tình trạng sẽ nặng hơn.

- Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Khi mang thai, miệng sẽ ít tiết nước bọt hơn, nước bọt có vai trò cân bằng môi trường miệng, làm sạch vi khuẩn và mảng bám, Việc giảm tiết nước bọt sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu, hôi miệng. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống hàng ngày thay đổi, nhiều người thèm ăn ngọt, tinh bột nên cũng là môi trường yêu thích của vi khuẩn phát triển gây viêm nướu, chảy máu chân răng.

- U nhú thai nghén: U nhú thai nghén thường nặng nhất ở 3 tháng giữa thai kỳ, đây là tình trạng mọc u đỏ ở nướu răng hoặc vị trí bất kỳ trong miệng. Kèm theo đó là triệu chứng chảy máu chân răng, loét chân răng,… Đây không thực sự là khối u nên không quá nguy hiểm song gây nhiều khó chịu. Nếu kích thước u lớn, dễ chảy máu sẽ cản trở ăn nhai. 

Bệnh chảy máu chân răng ở phụ nữ khi mang thai-2

Điều trị chảy máu chân răng ở phụ nữ mang thai

Nếu tình trạng nghiêm trọng, kết hợp với vấn đề sức khỏe răng miệng khác, mẹ bầu nên tìm đến phòng khám nha khoa để được thăm khám và điều trị. Để giảm nhẹ bệnh chảy máu chân răng ở phụ nữ khi mang thai, 1 số biện pháp sau sẽ hiệu quả:

- Ngoài việc đánh răng 2 lần/ngày, dùng nước súc miệng sau bữa ăn cũng giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, từ đó hạn chế vấn đề răng miệng và chảy máu chân răng. Lưu ý chọn nước súc miệng không chứa cồn vì có thể gây khô miệng.

- Vôi răng và mảng bám có thể tích tụ dù bạn đánh răng sạch sẽ, vì thế, khi đã qua giai đoạn 3 tháng đầu hãy đến nha khoa để bác sĩ tiến hành cạo vôi răng. 

- Viêm sưng nướu do vi khuẩn tích tụ, nhiễm trùng gây chảy máu chân răng thì bắt buộc phải dùng kháng sinh. Tuy nhiên, việc dùng thuốc trong thai kì vẫn nên cẩn trọng và hạn chế, có thể xem xét dùng kháng sinh dạng gel hoặc súc miệng. 

- Hãy tham khảo những cách trị chảy máu chân răng từ các nguyên liệu tự nhiên như bạc hà, đinh hương,...thay vì dùng thuốc kháng sinh. 

Bệnh chảy máu chân răng ở phụ nữ khi mang thai rất phổ biến và không phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bệnh lý này có thể điều trị dễ dàng bằng các giải pháp đơn giản, tự nhiên mà không cần phải dùng kháng sinh ảnh hưởng đến thai nhi. Hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có phác đồ điều trị an toàn. 

 
Top