Quy trình niềng răng mặt trong diễn ra như thế nào đã ai biết đến hay chưa? Cùng tìm hiểu những thông tin liên quan ở bài viết dưới đây. chi phí cấy ghép răng implant khoảng bao nhiêu thưa bác sĩ?
Quy trình niềng răng mặt trong diễn ra như thế nào?
Những phương pháp niềng răng mà mắc cài được gắn ở mặt bên ngoài của răng chắc hẳn không còn quá xa lạ với bạn. Vốn là một kỹ thuật khó trong nha khoa, tuy nhiên sau nhiều năm du nhập về Việt Nam thì hiện nay đã có rất nhiều địa chỉ niềng răng chất lượng.
Tìm hiểu về kỹ thuật thực hiện niềng răng thẩm mỹ |
Còn niềng răng mặt trong thì lại là phương pháp mới và chưa được nhiều nơi áp dụng. Quy trình niềng răng mặt trong cần thực hiện tỉ mỉ và khó khăn hơn mặt ngoài rất nhiều. Bởi vậy Liên đoàn nha khoa thế giới đã nghiên cứu và đưa ra quy trình chuẩn như sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Cũng như niềng răng mặt ngoài, trước khi bắt đầu niềng răng mặt trong, bệnh nhân được bác sĩ thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng, chụp Xquang và tư vấn về hướng điều trị hợp lý cho bệnh nhân.
Bước 2: Lấy dấu hàm và lên phác đồ điều trị
Bệnh nhân được lấy dấu hàm bằng mẫu thạch cao, sau đó tất cả thông số được đưa lên phần mềm phân tích chỉnh nha và mô phỏng 3D hỗ trợ bác sĩ lên phác đồ điều trị chính xác.
Tại Nha khoa Đăng Lưu, việc lên phác đồ diễn ra nhanh chóng và chỉ sau 7 ngày bạn sẽ được xem trước kết quả chỉnh nha.
Bước 3: Thiết kế mắc cài niềng răng
Tiếp theo quy trình niềng răng mặt trong, dựa vào kết quả phân tích, bác sĩ order mắc cài niềng răng cho bệnh nhân, thường thì loại mắc cài được sử dụng để cho hiệu quả cao là mắc cài kim loại tự buộc.
Bước 4: Gắn mắc cài
Việc gắn mắc cài ở mặt trong của răng không hề đơn giản như mặt ngoài. Bởi vậy quá trình này có thể kéo dài vài tiếng đồng hồ là bình thường. Đồng thời đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm, tay nghề cao mới thực hiện được.
Bước 5: Tái khám, theo dõi chỉnh nha
Theo định kỳ khoảng 3-4 tuần/lần, bệnh nhân tái khám để bác sĩ theo dõi và điều chỉnh lựa kéo phù hợp. Cho đến khi răng được điều chỉnh đều trên cung hàm, khớp cắn chuẩn.
Bước 6: Đeo hàm duy trì
Sau khi tháo mắc cài niềng răng. Bước cuối cùng trong quy trình niềng răng mặt trong là dùng hàm duy trì để ổn định, tránh răng bị tái xô lệch. Sau 1 thời gian nhất định, bạn sẽ được tháo hàm duy trì và hoàn thành quá trình niềng răng.
Sự khác biệt của quy trình niềng răng mặt trong và mặt ngoài là gì?
Về cơ bản, niềng răng mặt trong cũng trải qua các bước y hệt như niềng răng mặt ngoài. Tuy nhiên, điều khác biệt trong quy trình niềng răng mặt trong chính là kỹ thuật thực hiện của bác sĩ.
Từ việc gắn mắc cài, cho đến việc điều chỉnh lực kéo của răng. Bởi mắc cài gắn ở mặt trong của răng – nơi sát với lưỡi nên cần hết sức cẩn trọng và chính xác để trong suốt quá trình niềng răng, lưỡi của bệnh nhân không bị cọ sát vào mắc cài gây khó chịu, tổn thương.
Việc điều chỉnh lực kéo khi niềng răng mặt trong cũng khác với cơ chế điều chỉnh khi niềng răng mặt ngoài. Nếu không phải là chuyên gia chỉnh nha có kinh nghiệm thì chắc chắn không thể làm tốt được.
Bởi vậy, để quy trình niềng răng mặt trong diễn ra thuận lợi, việc chọn địa chỉ nha khoa uy tín với bác sĩ chỉnh nha giỏi là rất cần thiết.
TG: Trang