Mấy hôm nay em không thể ngủ được vì chiếc răng khôn đang mọc, phần nướu phía trong cùng của hàm bị sưng đỏ tấy. Em nghe nói có loại thuốc giảm đau cho người mọc răng, không biết đau răng khôn uống thuốc gì là tốt nhất nhổ
răng khôn xong phải làm gì? Bác sĩ tư vấn giúp em được không ạ! Cảm ơn bác sĩ!
Mọc răng khôn uống thuốc gì giúp giảm đau nhanh?
Như bạn đã biết, chiếc răng khôn là răng mọc ở tuổi trưởng thành khoảng 18-25 tuổi. Khi này, xương hàm của mọi người đã phát triển đầy đủ và cứng chắc nên nhiều trường hợp sẽ không còn chỗ cho răng khôn mọc nữa. Khi này, kéo theo hiện tượng răng mọc lệch, mọc ngầm gây cho bạn đau nhức, khó chịu.
Thuốc giảm đau khi mọc răng khôn thường được sử dụng là kháng sinh , nếu chưa có điều kiện đi gặp bác sĩ bạn có thể sử dụng thuốc theo hướng dẫn của dược sĩ hoặc tham khảo thông tin sau sau:
➤ Đau nhẹ, nướu hơi sưng: bạn hãy ra các hiệu thuốc tìm mua kháng sinh Spiramycin. Sử dụng ngày 3 lần, mỗi lần 2 viên.
➤ Đau nhiều, kèm triệu chứng sốt: sử dụng Spiramycin kết hợp Paracetamol dùng ngày 3 lần. Mỗi lần uống 2 viên Spiramycin và 1 viên Paracetamol.
Uống thuốc trong vòng 1 tuần hoặc theo chỉ định của dược sĩ để cơn đau thuyên giảm. Trong trường hợp bạn vẫn bị đau nhức nhiều, đừng băn khoăn đau răng khôn uống thuốc gì nữa mà hãy ngừng việc uống thuốc và bỏ chút thời gian đi khám tại các Trung tâm nha khoa. Bởi có thể chiếc răng khôn của bạn đã bị viêm nhiễm, thuốc giảm đau răng khôn không có tác dụng.
Mọc răng khôn uống thuốc không đỡ phải làm sao?
Hầu hết các trường hợp đau nhức khi mọc răng khôn thường là dấu hiệu của việc răng khôn bị mọc lệch hoặc mọc ngầm. Vì thế Thuốc giảm đau khi mọc răng khôn chỉ giúp cháu có thể giảm đau tạm thời mà thôi chứ không có tác dụng điều trị tận gốc tình trạng răng khôn bị mọc lệch hay mọc ngầm được.
Do đó, khi mọc răng khôn uống thuốc gì đã không còn tác dụng nữa rồi! Lúc này, cháu cần đến gặp nha sỹ ngay lập tức để được thăm khám tổng quát; chụp X-quang để xác định rõ nguyên nhân gây đau nhức khi mọc răng khôn để từ đó tìm ra cách chữa trị phù hợp nhất.
+ Trong trường hợp răng khôn của cháu mọc thẳng nhưng nó bị lợi trùm lên trên không thể trồi lên được thì các nha sỹ sẽ tiến hành rạch một đường ở nướu để răng có thể đâm lên và mọc bình thường.
+ Trong trường hợp răng khôn bị mọc lệch; mọc ngầm nhưng lệch thì các nha sỹ sẽ tiến hành nhổ bỏ chiếc răng đó đi. Nếu chiếc răng mọc lệch không được nhổ bỏ, lâu ngày các thức ăn thừa sẽ bám lên bề mặt nướu gây viêm nhiễm, răng đâm ra má gây sưng má, thậm chí còn gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể. Khi răng mọc xiên đâm sang răng số 7 sẽ làm nó dễ bị lung lay và suy yếu đi.