Bọc răng sứ là một phương pháp phục hình hoàn toàn không gây hại cho sức khoẻ răng miệng nhưng một số trường hợp xảy ra hiện tượng hôi miệng sau một thời gian phục hình. Điều này tạo cho bệnh nhân một áp lực nặng nề trong giao tiếp hằng ngày.

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không?

Bọc răng sứ là kỹ thuật được áp dụng nhằm khắc phục các nhược điểm răng bị sứt mẻ, gãy vỡ, răng thưa hoặc bị nhiễm màu… Bọc răng sứ là kỹ thuật mang tính thẩm mỹ cao, áp dụng quy trình chuẩn trong quá trình thực hiện nên rất an toàn và không gây hôi miệng sau khi thực hiện.

Nên làm gì khi răng sứ bị hôi miệng?

Trên thực tế, có nhiều người sau khi thực hiện bọc răng sứ được một thời gian thì gặp phải tình trạng hôi miệng trong giao tiếp. Điều này khiến họ không khỏi hoang mang và lo lắng về cách chữa trị. Theo lý giải của các nha sĩ, vấn đề hôi miệng xảy ra chỉ khi bạn lựa chọn bọc sứ với loại răng sứ kim loại và khi bạn có một chế độ chăm sóc sau thẩm mỹ chưa hợp lý.

Với răng sứ kim loại, sau một thời gian dài hoạt động trong môi trường khoang miệng ẩm ướt sẽ diễn ra sự oxy hóa. Theo đó, răng giả không ôm sát vào chân răng, thức ăn theo đó còn đọng lại tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và gây ra mùi hôi miệng cũng như một số vấn đề khác. Phương pháp niềng răng có ảnh hưởng gì không?


Nên làm gì khi răng sứ bị hôi miệng?

Bọc răng sứ giúp bạn khắc phục hiệu quả một số nhược điểm gặp phải trên răng. Tuy nhiên, để duy trì kết quả bọc răng sứ cũng như ngăn chặn mùi hôi miệng, ngoài việc nên lựa chọn loại răng sứ chất lượng, quý khách hàng cần tuân thủ chế độ chăm sóc răng miệng theo chỉ dẫn của nha sĩ.

Khi bọc răng sứ được một thời gian và phát sinh hôi miệng, đầu tiên bạn hãy kiểm tra xem chiếc răng sứ có bị nứt mẻ hoặc rãnh sần sùi làm thức ăn dễ mắc lại tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập gây nên tình trạng trên hay không. Bọc răng sứ có bị hôi miệng không một phần cũng được quyết định do quy trình và tay nghề của người thực hiện trước đó. Vì vậy, bạn nên tìm đến cơ sở nha khoa uy tín để nhờ sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa.

- Trường hợp do chất lượng răng sứ. Bệnh nhân nên tìm đến các trung tâm nha khoa để thay mới và chọn những vật liệu tốt hơn như răng toàn sứ, răng sứ Emax/Cercon…

- Trường hợp do kỹ thuật không đảm bảo. Bác sĩ khuyến cáo nên sữa chữa lại những phần bị nứt vỡ hoặc lung lay, khắc phục kẽ hở tạo nên khít sát giữa mão răng sứ và nướu.

- Trường hợp do vệ sinh răng bọc sứ kém. Đánh răng sau mỗi bữa ăn để tránh thức ăn bám dính, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám. Tái khám định kỳ 6 tháng/ lần để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng sứ, cạo vôi răng, kịp thời khắc phục nếu răng bị hở, tẩy trắng răng hết bao nhiêu tiền

Bài viết được trích nguồn từ: http://benhvienranghammatsg.com.vn
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: (+84 8) 66820246
Ngavvt
 
Top