Thưa bác sỹ, trong thời gian gần đây em có nhổ một chiếc răng số 8 mọc ngầm đâm xuyên qua răng bên cạnh, và chiếc răng số 8 mọc em cảm thấy vô cùng đau nhức. Em có nghe nói là nên kiêng đúng cách để cho vết thương mau lành. Vậy mọc răng khôn đau trong bao lâu và kiêng ăn gì là tốt và hợp lý nhất ạ, em cảm ơn bác sỹ!
Có nên ăn trứng sau khi nhổ răng khôn?
Nhổ răng khôn là biện pháp nhằm loại bỏ chiếc răng này ra khỏi cung hàm khi chúng gây tổn hại đến người bệnh. Khi nhổ xong, vị trí đó thường để lại lỗ trống, sau một thời gian nướu răng mới lắp đầy lại.
Trong thời gian chờ vết mổ khỏi hẳn, khoảng 5 – 7 ngày, vết thương sẽ bị sưng tấy, đau nhức với mức độ giảm dần. Tuy nhiên, nếu người bệnh không chăm sóc kỹ, ăn uống bất hợp lý thì vết nhổ có thể bị sưng đau kéo dài khiến lâu lành hơn và đôi khi còn bị nhiễm trùng. Vì vậy, việc vệ sinh răng miệng và chế độ ăn nhai đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình lành thương.
Với câu hỏi của bạn Thanh Sang “nhổ răng khôn có ăn trứng được không”, chúng tôi xin được trả lời là hoàn toàn có thể nhé. Vì trứng được chế biến xong thường là một loại thực phẩm mềm, khi ăn nhai cung hàm không hoạt động mạnh nên không ảnh hưởng gì đến vết thương, nhưng bạn cần tránh nhai bên phía có vết mổ để tránh thức ăn mắc vào lỗ trống sau nhổ. Bên cạnh đó, trứng còn là một loại đồ ăn rất giàu protein nên vô cùng tốt cho sức khỏe của bạn.
Nhổ răng số 8 kiêng ăn gì?
– Không nên sử dụng các loại nước ngọt có ga, các đồ uống chứa chất kích thích như cafe, trà, bia, rượu, thuốc lá….vì chúng có thể làm giảm tác dụng của thuốc giảm đau.
– Nhổ răng số 8 nên kiêng ăn những loại hoa quả chua, vì chứa nhiều axit sẽ khiến men răng bị ảnh hưởng, đồng thời làm đau, xót vết nhổ răng mới phẫu thuật.
– Nhổ răng khôn kiêng ăn những loại đồ ăn cứng, hoặc có những mảnh vỡ vụn như bánh quy, các loại hạt…. bởi chúng có thể để lại trong vết nhổ răng những mảnh vụn, rất khó để lấy ra, tích tụ dần sẽ làm vết thương lâu lành, thậm chí còn bị viêm nhiễm.
– Không nên ăn những đồ ăn nhiều chất đường, nếu không vệ sinh tốt, chất đường có thế gây viêm nhiễm vết thương, tăng nguy cơ gây sâu răng.
– Không nên nhai thức ăn vào bên hàm răng mới nhổ răng, bởi hoạt động quá sớm, sẽ giúp vết thương khó lành, và đau hơn bình thường.